Mục đích của việc bọc răng sứ là mang lại cho khách hàng một hàm răng có màu sắc đẹp và hình dáng tự nhiên như răng thật. Tuy nhiên chỉ cần có những sơ xuất, hay cách chăm sóc răng không kỹ, không đúng như hướng dẫn của nha khoa là bạn đã có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến răng bọc sứ như bị hở, bị vỡ hoặc ngả màu.
Từ đó hàm răng sẽ không được đẹp và có thẩm mỹ, trong trường hợp này thì phải làm sao, đặc biệt là răng sứ bị hở. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này.
Răng sứ bị hở có dấu hiệu như thế nào?
Khi răng sứ của bạn bị hở sẽ tạo điều kiện cho thức ăn thừa mắc lại từ đó khiến cho vi khuẩn phát triển và gây ra các bệnh lý về răng miệng.
Các dấu hiệu có thể nhận biết bằng mắt thường khi răng có dấu hiệu bị tấn công bởi vi khuẩn bao gồm:
- Xuất hiện những vệt đen mờ ở vị trí viền nướu xung quanh chân răng.
- Giữa mão răng sứ và nướu có một khe hở nhất định, phần nướu không còn ôm sát chân răng nữa.
- Nướu bị tụt xuống dưới làm lộ cả cùi răng thật.
- Có cảm giác bị cộm, bị cấn và không được thoải mái khi ăn. Thậm chí thức ăn còn bị mắc vào kẽ hở gây đau nhức.
Nguyên nhân nào khiến răng sứ bị hở?
Những nguyên nhân khiến cho răng bị hở khi bọc sứ gồm có:
Vệ sinh răng miệng sai cách
Theo thời gian răng bọc sứ sẽ bị hở nếu như bạn vệ sinh không đúng cách.
- Trước tiên khi chải răng, bạn không được chải quá mạnh và chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc.
- Cần chú ý nhiều hơn đến các vị trí chân răng, kẽ hở giữa các răng.
- Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần với mục đích để bác sĩ lấy sạch cao răng trong miệng và theo dõi tình hình sử dụng răng sứ của bạn, vì răng sứ luôn có một mức tuổi thọ nhất định.
Thiếu chuẩn xác từ kỹ thuật chỉnh nha của bác sĩ
Việc của bác sĩ là cần mài răng theo một tỉ lệ chính xác tuyệt đối, không được mài răng quá nhiều sẽ gây tác động lớn đến răng thật. Khi chân răng thật bị tổn thương dần suy yếu sẽ gây ra tình trạng tụt nướu.
Khi răng sứ lắp vào răng thật cũng cần phải đúng kỹ thuật, các yếu tố như góc nghiêng, lực tác động đều phải đảm bảo. Nếu không sẽ khiến răng sứ không bám chắc vào răng thật.
Sử dụng răng sứ kém chất lượng
Những nguy cơ xấu luôn tiềm ẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của người dùng đó chính là việc sử dụng răng sứ kém chất lượng gây ra.
Răng kém chất lượng thường bị yếu, không đều màu và không chắc chắn. Do đó khi sử dụng loại răng này sẽ không tương thích với cơ thể, răng sứ dễ bị vỡ, bị lệch trong quá trình ăn nhai.
Răng sứ không khớp với trụ răng
Chỉ cần sai một tỉ lệ nhỏ trong quá trình mài răng hoặc chế tác răng sứ cũng sẽ làm mất sự liên kết giữa cùi răng thật và răng sứ.
Việc mão răng và răng thật không khớp với nhau, cùng với đó là sự tác động lực trong quá trình ăn nhai, dần dần răng sứ bị yếu đi và bị lệch lạc.
Ngoài ra vật liệu dán cũng là tác nhân gây hở răng sứ, nếu sử dụng vật liệu dán kém chất lượng hoặc keo dán quá ít, sẽ khiến răng sứ hở, thậm chí là rơi ra ngoài.
Xem thêm: Trồng răng Implant có bị hôi miệng không? Có niềng răng được không?
Răng sứ bị hở có ảnh hưởng như thế nào?
Những ảnh hưởng của tình trạng hở do răng sứ gây ra là không nhỏ, có thể kể đến như:
Làm mất tính thẩm mỹ
Việc răng sứ có dấu hiệu bị hở ở các vị trí như răng cửa sẽ làm lộ trụ răng, viền nướu đen và gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên đây chỉ là ảnh hưởng phụ, quan trọng nhất chính là sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe của bạn thân.
Gây hôi miệng, đau nhức, ăn uống khó khăn
Bạn sẽ thấy đau nhức mỗi khi ăn uống do răng bọc sứ bị hở, sau một thời gian có thể xuất hiện tình trạng tụ mủ quanh chân răng và chảy máu.
Ngoài ra thức ăn bám vào khe hở giữa răng sứ và răng thật, nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì rất dễ gây ra mùi hôi khó chịu, từ đó khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc ăn nhai suy giảm, khớp cắn sẽ không được linh hoạt làm cho việc ăn nhai hay cắn xé không còn được tốt.
Tạo điều kiện cho vi khuẩn cư trú và gây bệnh
Điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển do thức ăn bám vào đó chính là kẽ hở giữa mão răng sứ và chân răng.
Từ đó gây ra các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm chóp răng,… Thậm chí còn gây ngả màu cho răng như răng sứ bị vàng ố, xỉn màu, răng sứ màu trắng đục,…
Các bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng đến răng sứ mà còn phá hoại răng thật. Bạn có nguy cơ mất cả răng thật nếu không xử lý kịp thời.
Răng sứ bị hở phải làm sao?
Khi phát hiện răng bọc sứ bị hở bạn cần liên lạc với bác sĩ chỉnh nha có kinh nghiệm để được kiểm tra tình hình và có hướng giải quyết.
Đầu tiên bác sĩ sẽ tháo răng sứ cũ ra và tiến hành chụp phim để kiểm tra tình trạng của răng. Bác sĩ sẽ điều trị trước trường hợp răng bạn mắc các bệnh lý, sau đó kiểm tra tình hình của răng thật. Nếu răng vẫn còn vững chắc, bác sĩ sẽ tiến hành bọc sứ lại lần nữa.
Mọi thắc mắc và băn khoăn của bạn về vấn đề bọc răng sứ bị hở sẽ được giải đáp một cách kỹ càng hơn tại Viện Nha Khoa Quốc Tế Dent Plus theo địa chỉ:
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN CÙNG BÁC SĨ CHUYÊN GIA
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ:
- Cơ sở 1: Số 7 Đường Hoa Mai, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
- Cơ sở 2: Số 3 Đường số 1 KDC Cityland Garden Hill, Phường 5, Quận Gò Vấp, TP. HCM
Hotline: 092.269.7777
Thời gian làm việc: Mở cửa từ 9h00 – Đến 19h00