Mỗi bộ răng thường có tới 32 chiếc răng trong đó có 8 chiếc răng hàm đảm nhiệm chức năng nhai. Bị mất rằng cho dù bất kỳ vị trí nào cũng đều gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe răng miệng và hậu quả nghiệm trọng hơn nếu kéo dài thời gian không điều trị. Vậy răng hàm là gì? Khi mất răng hàm thì có cách khắc phục không? Hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi để biết thêm về vấn đề này nhé!
Chức năng của răng
Một hàm răng gồm 32 chiếc, bao gồm: Răng cửa, răng nanh và răng hàm. Răng cửa là răng số (1, 2) nằm ở phía trước cung hàm, ở vị trí dễ nhìn thấy, chỉ có 1 chân, hình dáng giống như chiếc xẻng, có chức năng cắn thức ăn thành những miếng nhỏ, giúp phát âm rõ ràng, thẩm mỹ cho cả hàm răng và khuôn mặt.
Răng nanh là răng số 3, nằm ở góc cung hàm có chức năng cắn xé thức ăn, Ở vị trí góc của cung hàm, nằm sát ngay bên cạnh răng cửa và răng hàm. Mũ răng nanh dày, nhọn và sắt, có nhiệm vụ là kẹp và xé thức ăn.
Răng hàm là răng 4, 5, 6, 7 đảm nhận chức năng nhai và nghiền nát thức ăn trước khi tiêu hóa. Trong đó, răng 4, 5 là răng hàm nhỏ, có mặt cắn phẳng, mũ răng hình lập phương, dùng để xé và nghiền nát. Răng 6,7 là răng hàm lớn, là những răng lớn nhất trên cung hàm. Mặt nhai to, rộng, có gờ rãnh trên bề mặt và gồm 2, 3 chân, chắc chắn trên cung hàm. Một hàm răng đầy đủ sẽ hỗ trợ quá trình ăn nhai diễn ra dễ dàng, khuôn mặt cân đối, thẩm mỹ hơn.
Mất răng hàm thì phải làm sao?
Cho dù bạn bị mất răng hàm trên, mất răng hàm dưới hay mất số 6, 7 thì giải pháp chung đều là trồng răng giả thay thế răng bị mất nhằm khắc phục và ngăn ngừa các biến chứng sau khi bị mất răng. Vì đây là vị trí răng hàm đóng vai trò quan trọng trong ăn nhai, nghiền nát thức ăn chính vì thế cho nên cần lực tác động mạnh lên răng và nướu chính vì thế cần phải lựa chọn giải pháp trồng răng hàm sao cho phù hợp với răng bị mất.
Mất răng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần nghiêm trọng. Tùy thuộc vào vị trí răng bị thiếu, sẽ ảnh hưởng đến chức năng riêng của từng răng như: phát âm, cắn, xé, nghiền nát thức ăn,…
Nếu bị mất răng lâu năm mà không điều trị thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả xấu như: Tiêu xương hàm gây hóp má, xô lệch các răng bệnh cạnh thay đổi khớp cắn, mắc các bệnh răng miệng như viêm nha chu, hôi miệng, sâu răng…Chính vì thế khi bị mất răng nên điều trị càng sớm càng tốt.
Do không còn lực nhai tác động lên răng, sự kích thích với xương hàm quanh răng không còn, mật độ xương hàm bị tiêu dần đi. Nếu để lâu ngày, sẽ ảnh hưởng đến việc cấy ghép răng thay thế. Lúc này, muốn trồng răng giả, bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật ghép thêm xương, mới đủ điều kiện để trồng răng Implant.
Tác hại của việc bị mất răng hàm
Đây là tình trạng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Vấn đề này không mấy được quan tâm, nhất là đối với những cô chú ở tuổi trung niên. Nếu mất răng hàm lâu năm thì lại càng nghiêm trọng. Dù không ảnh hưởng tới thẩm mỹ nhưng lại khiến việc ăn nhai gặp nhiều khó khăn, gương mặt bị lão hóa sớm hơn so với tuổi thật, các răng kế cận yếu dần đi, có nguy cơ mắc phải một số bệnh lý răng miệng nguy hiểm: sâu răng, viêm nha chu, mỏi hàm, khớp cắn…nặng hơn là mất răng hàng loạt.
Xem thêm: Trồng răng cửa hàm trên giá bao nhiêu? Các phương pháp quy trình
Nói tóm lại, mỗi chiếc răng được sinh ra đều đảm nhiệm những vai trò riêng tạo nên một bộ nhai cho mỗi con người. Việc mất răng để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, hãy điều trị sớm nhất có thể nếu phát hiện ra bạn bị mất răng nói chung và mất răng hàm nói riêng nhé! Hy vọng bài viết của DentPlus đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN CÙNG BÁC SĨ CHUYÊN GIA
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ:
- Cơ sở 1: Số 7 Đường Hoa Mai, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
- Cơ sở 2: Số 3 Đường số 1 KDC Cityland Garden Hill, Phường 5, Quận Gò Vấp, TP. HCM
Hotline: 092.269.7777
Thời gian làm việc: Mở cửa từ 9h00 – Đến 19h00