Đã từ lâu người dân ta truyền miệng câu tục ngữ “Cái răng cái tóc là gốc con người”. Câu đó đã ảnh hưởng và gắn liền với chúng ta từ thuở lọt lòng đến khi trưởng thành. Có một hàm răng chắc khỏe, trắng sáng là một điểm mạnh khi đứng trước đám đông, khiến chúng ta tự tin hơn rất nhiều. Vậy việc mất răng có ảnh hưởng gì không và nếu có thì ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của chúng ta thì hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Nguyên nhân mất răng
Mỗi răng có nhiệm vụ và chức năng khác nhau: răng cửa (răng số 1, 2, 3) có nhiệm vụ cắn, răng nanh cắn, xé thức ăn, còn chức năng của răng hàm là nhai và nghiền nát thức ăn trước khi nuốt. Ngoài ra, răng hàm còn giúp cho khuôn mặt cân đối, răng cửa và răng nanh thì đảm nhận vai trò thẩm mỹ cho hàm răng.
Dù ở bất kỳ vị trí nào trên cung hàm, chỉ cần thiếu đi một răng, bạn sẽ gặp phải rất nhiều rắc rối.
Răng bị mất do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do chứng mất răng bẩm sinh, hay do các nguyên nhân bên ngoài như:
- Răng không được chăm sóc, không được vệ đúng cách
- Mất răng do tai nạn, chấn thương trong sinh hoạt và hoạt động hàng ngày.
- Một số trường hợp mất răng do di truyền.
- Nếu thường xuyên ăn đồ ăn mềm, răng và nướu ít có cơ hội được hoạt động mạnh, khả năng ăn nhai những đồ cứng bị hạn chế, lực nhai của răng yếu dần.
- Những người hút thuốc lá có tỷ lệ mất răng cao hơn những người không hút thuốc, do mảng bám tích tụ trên răng, xuất hiện bệnh viêm nướu và dần gây mất răng.
- Sự thay đổi hormone ở phụ nữ mang thai sẽ làm giảm sức đề kháng của nướu với vi khuẩn trong khoang miệng.
- Tuổi tác ngày càng cao
- Bệnh nhân tiểu đường, huyết áp cao, viêm thấp khớp… cũng có nguy cơ mất răng cao hơn những người có sức khỏe ổn định.
Mất răng hàm sẽ như thế nào?
Mất răng hàm dưới, mất răng hàm trên đều ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng ta. Các răng hàm có chức năng rất quan trọng trong việc bảo vệ xương hàm cũng như ăn nhai. Chính vì vậy, việc mất đi bất kỳ chiếc răng hàm nào đều gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng nhai cũng như các răng còn lại của hàm.
Mất răng hàm không gây mất thẩm mỹ như răng cửa nhưng lại gây khó phát âm khi giao tiếp, dẫn đến mất tự tin, ngại đám đông. Xuất hiện tình trạng tiêu xương hàm, tụt nướu nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời. Khi đó, xương hàm sẽ tiêu lõm xuống, gây hóp má, da chảy xệ và nhăn nheo.
Mất răng số 6 và 7
Răng số 6 là răng cối lớn thứ 1, có mặt nhai rộng và to, bề mặt răng có gờ rãnh, chân răng có 2, 3 hoặc 4 chân răng. Răng số 6 đảm nhiệm vai trò ăn nhai quan trọng, có mối liên hệ mật thiết với các dây thần kinh có trong xoang hàm.
Vì răng số 6 cùng với răng số 7 đảm nhiệm vị trí nghiền nát thức ăn, nên chiếc răng này sẽ bị tổn thương nhiều hơn.
Răng số 6 là chìa khóa của khớp cắn, nếu mất đi chiếc răng này, khớp cắn sẽ bị “đe dọa”, việc ăn nhai sẽ chuyển hướng sang hàm còn lại. Về lâu dần vị trí hàm bị mất răng sẽ cứng, đau. Bạn không thể ăn những đồ ăn cứng, dai mà chỉ ăn đồ mềm, cháo.
Vi khuẩn xâm nhập và gây ra một số bệnh lý nguy hiểm như viêm nướu, sâu răng, tạo ra khoảng trống khiến thức ăn dễ bị giắt. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến tiêu hoá, xô lệch hàm răng, tiêu xương hàm,..
Cách khắc phục là làm cầu răng sứ, trồng răng implant,..
Mất răng lâu năm
Nếu mất răng lâu năm hậu quả sẽ nặng nề hơn rất nhiều.
Mất răng lâu năm sẽ khiến cho xương hàm sẽ bị tiêu, gây ra tình trạng móm, nhiều nếp nhăn cũng thi nhau xuất hiện làm cho khuôn mặt trở nên già nua nhanh chóng. Ngoài ra, những người bị mất răng lâu năm cũng rất dễ bị viêm nướu, tụt nướu ở vị trí mất răng, phát âm không chính xác, dễ bị đau đầu, đau cơ hàm…
Mất răng có ảnh hưởng gì không? Câu trả lời là có, ảnh hưởng về thẩm mỹ, nặng hơn là sức khoẻ. Vì vậy nên khi mất răng thì bạn hãy đến các trung tâm nha khoa uy tín để được tư vấn cách dịch vụ trồng lại răng nhé. Hãy khiến bản thân tự tin hơn với một hàm răng chắc khoẻ, sáng bóng nha.