Google Bard là gì? Cách dùng Google Bard tiếng Việt từ A-Z

Khám phá Google Bard là gì? Cách dùng Google Bard tiếng Việt từ A-Z là ý tưởng trong bài viết bây giờ của tôi Dentplus. Theo dõi nội dung để biết nhé.

Một số mẫu điện thoại sử dụng Google Bard tối ưu nhất:

1

Là một AI Chatbot, Google Bard có thể hiểu và trả lời các câu hỏi của bạn một cách tự nhiên và toàn diện. Hiện nay, Google Bard đang dần được ứng dụng vào trong công việc và đời sống hàng ngày của. Trong bài viết này, hãy cùng chúng mình tìm hiểu về Google Bard và cách sử dụng nó nhé.

Mô tả về Google Bard

I. Giới thiệu Google Bard AI

1. Google Bard là gì?

Google Bard là một chatbot thông minh được phát triển bởi Google, đây là công cụ AI giúp tìm kiếm thoogn tin nhanh và hỗ trợ trong các tác vụ sáng tạo nội dung, nâng cao năng suất. 

Giới thiệu về Google Bard

Giới thiệu về Google Bard

2. Công dụng của Google Bard

  • Tìm kiếm thông tin: Bard có thể tìm kiếm thông tin trên web và đưa ra kết quả cho các câu hỏi của bạn một cách đầy đủ và toàn diện. 
  • Dịch ngôn ngữ: Bard có thể dịch hơn 100 ngôn ngữ phù hợp với văn phong, bối cảnh
  • Viết các loại nội dung sáng tạo khác nhau: Bard có thể viết các loại nội dung sáng tạo khác nhau như mã lập trình, kịch bản, email, v.v.
  • Dự đoán và phân tích dữ liệu: Bard AI cung cấp các giải pháp và phân tích dữ liệu dự đoán kết quả để cá nhân hóa trong nhiều công việc, ngành nghề

3. Google Bard có dùng được ở Việt Nam không?

Theo bản cập nhật mới nhất, Google Bard đã hỗ trợ thêm 40 ngôn ngữ mới trong đó có tiếng Việt và học cách trả lời câu hỏi bằng âm thanh hoặc hình ảnh. Vì vậy, hiện tại người dùng tại Việt Nam có thể trực tiếp trải nghiệm tính năng của Google Bard hoàn toàn miễn phí mà không cần sử dụng VPN và có thể sử dụng tiếng Việt cho cuộc hội thoại với Chatbot.

II. Cách tạo tài khoản Google Bard

1. Hướng dẫn nhanh

Truy cập vào địa chỉ Google Bard > Chọn Đăng nhập > Thêm tài khoản khác > Nhập thông tin tài khoản Google > Chọn Tiếp tục để hoàn thành.

2. Hướng dẫn chi tiết

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ của Google Bard và chọn vào mục Đăng nhập ở bên góc trên bên phải màn hình.

TRUY CẬP GOOGLE BARD TẠI ĐÂY

s

Đăng nhập vào Google Bard

Bước 2: Ở trong mục đăng nhập, bạn điền các thông tin về tài khoản, mật khẩu Google của bạn vào và nhấn Tiếp tục để truy cập vào Google Bard.

Nhập thông tin tài khoản Google

Nhập thông tin tài khoản Google

Sau khi hoàn tất đăng nhập, bạn có thể sử dụng các tính năng hoàn toàn miễn phí của Google Bard.

Giao diện của Google Bard

Giao diện của Google Bard

III. Cách dùng Google Bard tiếng Việt

1. Tạo đoạn chat mới

Bước 1: Ở giao diện chính của Google Bard, bạn tiến hành gõ một một câu lệnh vào ô tìm kiếm để bắt đầu một cuộc hội thoại. 

Bắt đầu một cuộc trò chuyện mới

Bắt đầu một cuộc trò chuyện mới

Bước 2: Khi muốn tạo một cuộc hội thoại khác với cuộc hội thoại hiện tại, bạn chọn vào dấu cộng ở phía trên bên phải màn hình. Cuộc hội thoại mới sẽ hiện ra, ở đây bạn có thể nhập một câu lệnh tìm kiếm mới để bắt đầu cuộc hội thoại.

Tạo cuộc hội thoại mới

Tạo cuộc hội thoại khác

2. Đặt câu hỏi cho Chatbot

Bước 1: Ở giao diện hội thoại với Google Bard, bạn tiến hành nhập câu lệnh vào ô rồi nhấn nút Gửi để yêu cầu Google Bard truy xuất kế quả. Bạn cũng có thể nhập file dữ liệu hình ảnh vào Google Bard để cung cấp thêm thông tin hoặc xử lý các yêu cầu bằng cách nhấn vào biểu tượng dấu cộng và chọn Upload File.

Đặt câu hỏi cho chatbot AI

Đặt câu hỏi cho Google Bard

Bước 2: Sau khi Google Bard gửi kết quả truy xuất về, bạn có thể lựa chọn bản thảo khác bằng cách chọn vào mục View other drafts và bấm vào mục  Draft 2 hoặc Draft 3 để có những cách viết nội dung khác nhau.

Viết nội dung khác

Lựa chọn bản thảo nội dung khác

3. Xác thực nội dung Google Bard trả về

Bước 1: Sau khi Google Bard trả về kết quả nội dung theo câu lệnh truy vấn của bạn, để có thể xác thực lại nội dung thông tin trên bạn có thể bấm kéo xuống dưới phía cuối của đoạn nội dung trả và Click vào đường link Google trích dẫn để đi đến trang web chứa nội dung gốc.

Truy gốc nguồn nội dung gốc

Truy vấn đến nguồn nội dung gốc

Bước 2: Trong trường hợp Google Bard không có trích xuất nội dung gốc của bài viết, bạn có thể nhấn vào mục Google it ở phía dưới cùng của đoạn nội dung và bấm vào các chủ đề có liên quan đến câu hỏi truy vấn của bạn để xác thực lại nội dung trên Bard trả về trên trình tìm kiếm của Google.

Google It

Tìm kiếm các nội dung liên quan bằng Google It

4. Xuất nội dung Google Bard sang công cụ khác

Google Bard có thể xuất nội dung trả lời truy vấn của bạn sang nhiều công cụ khác như Email, Google Sheet, Google Docs và nhiều công cụ hơn thế nữa.

Bước 1: Với trường hợp bạn muốn xuất nội dung truy vấn dạng bảng sang Google Sheet, bạn kéo xuống phía dưới bảng kết quả Bard trả về và nhấn vào mục Export to Sheets. Bard sẽ tạo một Sheet mới và xuất nội dung truy vấn của bạn vào, để có thể tìm tới thư mục đó, bạn nhấn vào mục Open Sheets.

Xuất nội dung truy vấn sang Sheets

Xuất nội dung truy vấn sang Sheets

Bước 2: Với trường hợp bạn muốn xuất nội dung truy vấn sang dạng Docs hoặc sang Gmail, bạn kéo xuống dưới phần kết quả nội dung Bard trả về và nhấn vào mục biểu tượng chia sẻ. Sau đó bạn chọn vào một trong hai lựa chọn là Export to Docs hoặc Draft to Gmail và chọn vào mục Open ở dưới thông báo hiển thị để truy cập vào địa chỉ nội dung được xuất sang.

Xuất nội dung sang Docs hoặc Gmail

Xuất nội dung sang Docs hoặc Gmail

Bước 3: Trường hợp bạn muốn xuất sang các công cụ lưu trữ nội dung khác, bạn chọn vào biểu tượng nút 3 chấm phía ở góc bên phải dưới cùng của đoạn kết quả Bard trả về và nhấn vào mục Copy. Sau đó bạn có thể tuỳ ý paste nội dung vào bất cứ công cụ khác để tiện cho việc sử dụng.

Copy nội dung từ Bard

Copy nội dung từ Bard

5. Chia sẻ nội dung cuộc hội thoại

Bước 1: Bấm vào biểu tượng Chia sẻ và chọn vào mục Share để vào thiết lập chia sẻ nội dung cuộc hội thoại.

Chọn vào mục Chia sẻ

Chọn vào mục Chia sẻ

Bước 2: Ở trong mục Share, bạn cần tiến hành thiết lập chia sẻ nội dung hội thoại theo This prompt & response (một kết quả truy vấn từ Bard) hoặc Entire chat (Cả cuộc hội thoại) và đặt tên tiêu đề cho nội dung này. Sau đó bạn bấm vào mục Create public link để có thể lấy đường dẫn chia sẻ cho người khác.

Thiết lập chia sẻ nội dung

Thiết lập chia sẻ nội dung

Bước 3: Để có thể quản lý những nội dung bạn đang chia sẻ, bạn truy cập vào biểu tượng Cài đặt sau đó chọn vào mục Your publick links để tiến vào trình quản lý các nội dung bạn đã chia sẻ. Ở trong trình quản lý nội dung chia sẽ, bạn có thể sao chép đường dẫn đến nội dung hoặc xoá đi đường dẫn chia sẻ đó.

Trình quản lý nội dung chia sẻ

Trình quản lý nội dung chia sẻ

6. Xem lại lịch sử cuộc hội thoại

Bước 1: Chọn vào biểu tượng nút lịch sử ở bên phải phía trên màn hình,

Truy cập vào mục Bard Ativi

Truy cập vào mục Bard Activity

Bước 2: Sau đó bật chế độ Hoạt động trên Bard để có thể lưu trữ được hoạt động của bạn và Kéo xuống phía dưới, chọn vào mục Xác minh để xác minh tài khoản Google đang sử dụng của bạn.

Xác minh tài khoản

Xác minh tài khoản

Bước 3: Sau Khi hoàn tất xác nhận tài khoản, giờ đây bạn có thể xem danh sách lịch sử các cuộc hội thoại trước đấy và để xem chi tiết cuộc hội thoại thì bạn bấm vào mục Chi tiết phía dưới cuộc hội thoại đó.

Xác

Xem lịch sử cuộc hội thoại

Một số mẫu laptop giúp tăng hiệu suất làm việc của bạn:

1

IV. So sánh Google Bard với ChatGPT

Khi Google Bard được ra mắt, nhiều người đã so sánh chatbot này với ChatGPT – một chatbot đang rất phổ biến hiện nay. Vậy điểm khác biệt giữa hai chatbot này là gì? Hãy cùng xem qua bảng so sánh dưới đây để tìm hiểu và chọn ra chatbot phù hợp nhất cho bạn:













Tiêu chí Google Bard Chat GPT
Nhà phát triển Google OpenAI
Mô hình ngôn ngữ Mô hình LaMDA Mô hình GPT-3 hoặc GPT-4
Dữ liệu đào tạo Dựa trên tập dữ liệu lớn về văn bản và mã Dựa trên tập dữ liệu văn bản và mã
Hiệu suất trò chuyện Giỏi tạo ra các câu trả lời theo đàm thoại Giỏi tạo ra các câu trả lời mạch lạc, có liên quan theo ngữ cảnh
Tính cập nhật của dữ liệu Cập nhật dữ liệu trên Internet theo thời gian thực Dữ liệu được lấy từ trước năm 2021 đối với GPT-3 và trước 8/2022 đối với GPT-4
Xử lý dữ liệu đầu vào là âm thanh, hình ảnh  
Tính sáng tạo hơn trong nội dung  
Tính chính xác hơn trong nội dung  
Dễ sử dụng

V. Google Bard có thể được ứng dụng vào những công việc nào? 

Ứng dụng của Google Bard

Ứng dụng của Google Bard vào công việc

Google Bard là một công cụ mạnh mẽ có thể được ứng dụng cho nhiều công việc khác nhau cải thiện hiệu quả và năng suất. Sau đây là một số ứng dụng của Google Bard được sử dụng phổ biến trong công việc sáng tạo nội dung, hỗ trợ việc sáng tạo nội dung bằng cách đề xuất ý tưởng, câu chuyện và cấu trúc cho các bài viết, blog hoặc các loại nội dung khác. Nó có thể giúp người dùng tăng cường sự sáng tạo và hiệu quả trong việc viết.

  • Dịch thuật: Với khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên mạnh mẽ, Google Bard có thể hỗ trợ trong công việc dịch thuật bằng cách cung cấp các gợi ý và đề xuất cho các câu hoặc đoạn văn chính xác và hiệu quả hơn.
  • Quảng cáo: Hỗ trợ lên ý tưởng chiến dịch quảng cáo, tạo ra tiêu đề hấp dẫn, mô tả sản phẩm hoặc thông điệp quảng cáo để thu hút khách hàng tiềm năng.
  • Nghiên cứu khoa học: hỗ trợ tìm kiếm thông tin, tổng hợp và phân tích dữ liệu từ các nguồn khác nhau giúp nghiên cứu viên tạo báo cáo, bài viết hoặc trình bày kết quả nghiên cứu một cách chính xác và rõ ràng.
  • Giáo dục: Hỗ trợ tạo ra tài liệu giảng dạy, đề thi hoặc đề xuất câu hỏi cho sinh viên giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức trong việc lập kế hoạch và chuẩn bị các tài liệu giảng dạy.
  • Tạo mã và sữa mã lập trình: Với khả năng hiểu văn bản lập trình, Google Bard có thể đề xuất mã nguồn hoặc gợi ý cho các vấn đề lỗi lập trình.
  • Xử lý tài liệu: Google Bard có khả năng xử lý văn bản tự nhiên giúp tổ chức, phân loại và tìm kiếm thông tin trong các tài liệu lớn nhanh chóng hiệu quả hơn.

VI. Những lưu ý khi sử dụng Google Bard

Một số hạn chế của Google Bard

  • Nội dung thông tin có thể không chính xác 100%: Google Bard có khả năng tìm kiếm nội dung dựa trên văn bản, tuy nhiên độ chính xác của kết quả tìm kiếm vẫn còn hạn chế do dữ liệu chưa đủ hoặc thông tin trên Internet chưa thật sự chính xác.
  • Khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên còn hạn chế: Mặc dù Google Bard có thể tạo ra các câu trả lời logic và thông minh, nhưng đôi khi nó không hiểu rõ hoàn toàn ý định của người dùng dẫn đến việc cung cấp thông tin không chính xác hoặc không phù hợp.
  • Thiếu kiểm soát về quan điểm: Google Bard là một công nghệ AI và không có quan điểm riêng do vậy có thể gây ra sự thiếu kiểm soát khi trả lời các câu hỏi liên quan đến quan điểm cá nhân hoặc đánh giá chủ quan.
  • Nội dung không có tính liền mạch: Nội dung trong Google Bard không có tính liền mạch, tiếp nối cao giữa phần nội dung truy vấn phía sau với phần nội dung truy vấn phía trước.

Một số giải pháp khắc phục

  • Cung cấp thông tin chi tiết và rõ ràng: giúp Google Bard hiểu rõ yêu cầu của bạn và truy xuất nội dung một cách chính xác nhất
  • Đặt vào các bối cảnh, tình huống cụ thể: giúp mô hình hiểu rõ ngữ cảnh và đưa ra những câu trả lời phù hợp nhất
  • Hạn chế truy vấn nội dung mang tính quan điểm cá nhân: giúp thông tin mang tính khách quan, chính xác và không phê phán.
  • Xác thực lại nội dung thông tin: xác minh nguồn gốc của thông tin từ các nguồn uy tín để đảm bảo tính chính xác của thông tin.

Bài viết trên vừa cung cấp thông tin tổng quan về Google Bard và hướng dẫn sử dụng công cụ AI mạnh mẽ và miễn phí này. Mong rằng từ bài viết bạn đã có thể nắm được thông tin hữu ích và có thể dễ dàng sử dụng Bard để hỗ trợ cho công việc và cuộc sống của bản thân!