Viêm nướu là tình trạng viêm đường nướu có thể tiến triển làm ảnh hưởng đến khung xương bao quanh và nâng đỡ răng của bạn. Ba giai đoạn của Viêm nướu – từ nhẹ nhất đến nặng nhất – là viêm nướu, viêm nha chu và viêm nha chu thể nặng. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật những thông tin về căn bệnh này cho các bạn cùng biết ngay tại bài viết này!
Dấu hiệu của bệnh viêm nướu răng
Viêm nướu hình thành khi vi khuẩn (mảng bám) không được loại bỏ sau khi chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa hàng ngày.
Bạn có thể nhận biết viêm nướu răng qua những dấu hiệu như:
- Nướu sưng đỏ, đau nhức: Nướu răng ửng đỏ hơn so với bình thường, có thể kèm theo những dấu hiệu đau nhức.
- Nướu bị sưng tấy, ửng đỏ là dấu hiệu viêm nướu sớm nhất
- Chảy máu nướu răng: Nướu răng bị tổn thương và chảy máu khi chải răng quá mạnh, ăn nhai các loại thực phẩm quá cứng.
- Các mảng bám tích tụ: Các mảng thức ăn bám trên cổ răng, quanh nướu răng, lâu ngày hình thành cao răng chứa vi khuẩn.
- Hơi thở có mùi hôi: Các vi khuẩn răng miệng trú ngụ dưới những mô nướu viêm nhiễm khó được làm sạch, lâu ngày sẽ gây khiến hơi thở có mùi hôi.
- Răng dài hơn: Sưng nướu gây tụt nướu, lộ chân răng, khiến răng trông dài hơn các răng xung quanh.
- Cấu trúc hàm thay đổi: Một trong những dấu hiệu của bệnh nướu răng là tình trạng khoảng cách giữa các răng đột nhiên rộng ra, răng ngả về phía trước hoặc phía sau.
- Răng lung lay, nhạy cảm: Răng trở nên nhạy cảm, dễ bị sâu, lung lay do nướu sưng không khít sát chân răng.
- Các triệu chứng kèm theo: Chán ăn, mất ngủ, sốt…
Đau nhức răng ăn kiêng gì?
Chế độ ăn uống của bạn ảnh hưởng đến sức khỏe nướu răng nhiều hơn bạn nghĩ. Thực phẩm nhiều đường không phải là thứ duy nhất bạn phải đề phòng mà bất kỳ các loại thực phẩm kém dinh dưỡng như bánh mì trắng cũng có hại cho nướu răng. Trong khi đó, các thức ăn giàu dinh dưỡng như rau củ và thực phẩm tươi sống giúp nuôi dưỡng nướu răng chắc khỏe.
Kẽm, một trong những hoạt chất chính trong kem đánh răng, rất quan trọng cho sự hình thành xương và mô, vì vậy hãy tăng cường các thức ăn giàu chất kẽm như rau dền, đậu trong chế độ ăn uống của mình.
Cách chữa viêm nướu
Bạn nên có biện pháp phòng ngừa tại nhà bằng những cách sau:
- Súc miệng bằng nước muối, nước cốt chanh hòa với muối hoặc nước cốt trà để loại bỏ những vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng.
- Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để làm sạch các mảng thức ăn đọng trên kẽ răng và chân răng.
- Uống 2 lít nước mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng khô miệng.
- Chú ý các dấu hiệu viêm nướu răng như nướu đỏ tươi thay vì hồng nhạt như nướu lành mạnh, đau nhức khi chạm nhẹ, chảy máu chân răng…
- Khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để lấy cao răng cũng như điều trị các bệnh lý răng miệng kịp thời.
Viêm, sưng nướu răng có thể được điều trị bằng các phương pháp:
Nếu tình trạng sưng nhức ở mức độ nhẹ, bạn sẽ được làm sạch vôi răng để ngăn ngừa vi khuẩn từ các mảng bám tấn công vùng nướu viêm nhiễm.
Đối với sưng nướu răng có mủ, Bác sĩ sẽ tiến hành lấy vôi răng, làm sạch các túi mủ chứa vi khuẩn dưới nướu. Bên cạnh đó, kết hợp với một số loại thuốc kháng sinh, chống viêm theo chỉ định.
Khi nướu sưng do mọc răng khôn, bạn sẽ được tư vấn nhổ bỏ răng khôn kịp thời để không làm ảnh hưởng đến các răng kế cận.
Trường hợp nướu răng sưng trầm trọng, khiến răng bị lung lay, ảnh hưởng đến các mô mềm khác, Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ phần nha chu tổn thương, ghép thêm vạt nướu để tránh làm mất răng.
Trên đây là những giải đáp bị viêm nướu răng nên ăn gì và kiêng gì, cách trị viêm nướu răng mà bạn có thể tham khảo. Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn cũng nên giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt để ngăn ngừa vi khuẩn làm tổn thương đến răng và các mô mềm trong miệng, gây ra các bệnh lý nguy hiểm về lâu dài.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN CÙNG BÁC SĨ CHUYÊN GIA
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ:
- Cơ sở 1: Số 7 Đường Hoa Mai, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
- Cơ sở 2: Số 3 Đường số 1 KDC Cityland Garden Hill, Phường 5, Quận Gò Vấp, TP. HCM
Hotline: 092.269.7777
Thời gian làm việc: Mở cửa từ 9h00 – Đến 19h00